Vi chất dinh dưỡng rất cần cho sự phát triển của cơ thể.

Thứ ba - 21/05/2024 21:08
Thiếu vi chất dinh dưỡng còn gọi là “nạn đói tiềm ẩn” vì các biểu hiện thiếu thường khó nhận biết và có thể phát triển thành bệnh hoặc hội chứng nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí lực, do đó làm giảm khả năng lao động và học tập. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng ốm đau, bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại không thể thiếu đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Trên thực tế, có khoảng 40 loại vitamin và chất khoáng mà cơ thể cần hấp thu. Cơ thể hầu như không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà cần phải được cung cấp hàng ngày thông qua các loại thực phẩm. Khi chế độ ăn nghèo nàn, đơn điệu thì sẽ dễ dẫn tới thiếu vi chất dinh dưỡng cung cấp cho nhu cầu cơ thể.
bé

Thiếu vi chất dinh dưỡng còn gọi là “nạn đói tiềm ẩn” vì các biểu hiện thiếu thường khó nhận biết và có thể phát triển thành bệnh hoặc hội chứng nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí lực, do đó làm giảm khả năng lao động và học tập. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng ốm đau, bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em, cụ thể như:
- Nếu thiếu Vitamin A sẽ làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ, ảnh hưởng đến chức năng nhìn của đôi mắt; nếu thiếu Vitamin A nặng sẽ gây mù lòa;       
- Nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến phát triển cân nặng của thai nhi, làm giảm khả năng học tập ở trẻ em và khả năng lao động ở người trưởng thành;
- Thiếu iốt sẽ gây nên bệnh bướu cổ, kém phát triển trí tuệ, đần độn.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cần thực hiện ăn uống đa dạng các thực phẩm, uống bổ sung các vi chất dinh dưỡng và thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào một số thực phẩm với hàm lượng nhất định mà cơ thể cần để phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Ở Việt Nam, Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm bắt buộc gồm: tăng cường I-ốt vào muối ăn; sắt và kẽm vào bột mỳ và vitamin A vào dầu thực vật. Người dân nên tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (có ghi trên nhãn mác) và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày thay cho các thực phẩm cùng loại không được tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm có tác dụng dự phòng tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, góp phần tăng trưởng về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể. Giải pháp này có hiệu quả cao và chi phí rất hợp lý cho cộng đồng.Tuy nhiên, thực phẩm tăng cường vi chất cần được tiêu thụ một cách liên tục, hàng ngày và trên diện rộng thì mới có thể có hiệu quả như mong muốn.
hoa quả

Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể!
          Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mỗi người, mỗi gia đình hãy thực hiện:
          1. Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm; ưu tiên lựa chọn, sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
          2. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
          3. Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hàng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu Vitamin A và các vitamin trong chất béo.
4. Cho trẻ trong độ tuổi uống Vitamin A một năm 02 lần theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường.
          5. Trẻ từ 24-59 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun định kỳ 02 lần một năm; thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.
          6. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt, axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
          7. Tiếp xúc ánh nắng hàng ngày, đúng cách để dự phòng thiếu vitamin D.
          8. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
                                                                                   VH. 22/5/2024
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây