1. Vị trí địa lý:
Xã Nghi Xuân nằm phía Đông Nam của huyện Nghi Lộc, trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò; phía Đông giáp Phường Nghi Hòa và Phường Nghi Hải (Thị xã Cửa Lò); Phía Tây giáp xã Nghi Phong (Nghi Lộc); Phía Nam giáp Sông Lam và xã Phúc Thọ (Nghi Lộc), phía Bắc giáp xã Nghi Thạch (Nghi Lộc).
2. Địa hình:
Nghi Xuân thuộc xã đồng bằng ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông. Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, là vùng đất cát màu của huyện, địa hình tương đối bằng phẳng. Có diện tích tự nhiên khoảng 616,75 ha,
3. Khí hậu và thời tiết
Khí hậu hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 200C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 120C.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Đông Bắc (người dân gọi là gió Bắc). Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào (người dân gọi là gió Nồm) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ngoài ra, trên địa bàn còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam khô nóng thổi sang (người dân thường gọi là gió Lào). Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.
4. Diện tích và dân số:
- Diện tích:
Xã Nghi Xuân hiện tại có tổng diện tích tự nhiên: 616,75ha, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 330,42ha
+ Đất lâm nghiệp: 22,75ha
+ Đất ở: 110,19ha.
+ Đất chưa sử dụng: 6,51ha
- Dân số: tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, xã Nghi Xuân có 2.400 hộ với 10.831 nhân khẩu.
5. Đơn vị hành chính:
Nghi Xuân có 07 xóm hành chính bao gồm: xóm Tiên Động; xóm Mỹ Sơn; xóm Tân Nghĩa; xóm Phong Thịnh; xóm Khánh Trang; xóm Xuân Lộc và xóm Cảnh Xuân.
6. Văn hóa – lịch sử.
- Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đền Chính Vị (tại xóm Xuân Lộc); Bộ VH-TT công nhận năm 1998.
- Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia Nhà thờ và Lăng Mộ Phạm Nguyễn Du (tại xóm Tiên Động); Bộ VH-TT công nhận năm 1998.
- Di tích Lịch sử văn hóa Đền Phúc Vỹ (Tại xóm Xuân Lộc); UBND tỉnh Nghệ An công nhận năm 2018.
- Hiện có 12 phế tích và địa điểm đã được kiểm kê vào danh mục di tích danh thắng trên địa bàn huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An, đó là: Phế tích Đền Xóm tại xóm Tiên Động; Địa điểm đình Nam Sơn; phế tích đình Đồng Trằng; Phế tích Đền Hồng Quân; Đền Mỹ Lộc tại xóm Mỹ Sơn. Nhà thờ Họ Hoàng; Địa điểm Nhà Thánh tại xóm Phong Thịnh. Miệu Đồng Lân tại xóm Xuân Lộc. Địa điểm Đền Xuân Dương tại xóm Cảnh Xuân. Địa điểm Chùa Sen & Nhà thờ họ Phạm tại xóm Tân Nghĩa.
- Xã có 06 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Xã có 171 liệt sỹ qua các thời kỳ.
- Xã Nghi Xuân được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2014.
7. Tiềm năng nhân văn và du lịch.
Nghi Xuân là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Nơi đây có di tích Đền Chính Vị, nơi gắn liền với sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng, phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930-1931) trên quê hương Nghi Lộc và di tích Nhà thờ & lăng mộ Phạm Nguyễn Du được Bộ văn hóa công nhận “Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia” vào năm 1998; Đền Phúc vị được UBND tỉnh công nhận di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh (2018); Trong xã còn có nhiều người con của quê hương hiện đang giữ trọng trách trong cơ quan của Đảng, nhà nước từ Trung ương, cấp tỉnh qua các thời kỳ.
Từ ngày thành lập xã đến nay (1953-2021) xã Nghi Xuân đã được Đảng và Nhà nước tặngh thưởng:
- 02 lần tặng “Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. (năm 1973 và năm 2000).
- 01 Huân chương lao động hạng nhất. (1995)
- 04 Huân chương lao động hạng 3. (Các năm 1969;1982; 1985; 199..)
- 01 Huân chương chiên công hạng 3. (1996)
8. Tổ chức bộ máy.
- Đảng ủy: Bí thư; Phó bí thư thường trực; Phó bí thư phụ trách công tác Chính quyền; ủy viên BTV.
- HĐND: Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND; Phó chủ tịch HĐND; các ban HĐND.
- UBND: Chủ tịch UBND; Phó chủ tịch UBND; Ủy viên ủy ban; Công an xã; Quan sự xã; Công chức các ngành Địa chính tài nguyên – Môi trường – Xây dựng; Kế toán tài chính; Tư pháp; VHXH – chính sách; VP-TK.
- MTTQ & tổ chức đoàn thể nhân dân: Chủ tịch & phó chủ tịch MTTQ; Bí thư đoàn thanh niên; Chủ tịch hội LHPN; chủ tịch hội CCB; chủ tịch hội Nông dân.
- Các tổ chức xã hội: Hội Người cao tuổi; nạn nhân chất độc da cam ĐIOXIN; Hội Khuyến học; hội Cựu giáo chức; Hội chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị; Hội Thanh niên xung phong…
- Đảng bộ có 13 chi bộ gồm: 07 chi bộ nông thôn; (Theo 07 xóm hành chính); chi bộ trường THCS; trường Tiểu học; trường Mầm non; Chi bộ y tế; Quỹ tín dụng nhân dân; Công an.
9. Thành tích đạt được năm 2021 của hệ thống chính trị:
- Đảng bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chính quyền: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- MTTQ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đoàn thanh niên: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hội LHPN: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hội CCB: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hội Nông dân: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ NGHI XUÂN
Tháng 02/2022