Do ý thức của các hộ chăn nuôi còn hạn chế, như: nghĩ rằng bệnh không lây sang người nên rất chủ quan, lấy thức ăn thừa cho lợn ăn, đi xem cán bộ xử lý lợn chết, thăm lợn bệnh từ các hộ chăn nuôi khác. Vứt xác chết của lợn bị bệnh chết ra môi trường nước như sông, suối, kênh, rạch…, mua thịt lợn chưa qua kiểm dịch về ăn, lấy nước ao hồ, sông ngòi rửa chuồng, rửa rau cho lợn ăn,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút lây lan nhanh.
Hiện nay bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại và lây lan rất nhanh trên địa bàn xã Nghi Xuân. Để khống chế không cho dịch lan ra diện rộng, đồng thời dạp dứt điểm dịch trên địa bàn xã thì người dân, nhất là các hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn, các loại sản phẩm từ thịt lợn cần phải hiểu về tình hình thực trạng, nắm chắc những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên dịch, các triệu chứng để nhận biết và một số biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
* Nguyên nhân khách quan:
- Bệnh dịch tả Châu phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra; lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp mầm bệnh và xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại lợn. Đến nay bệnh không có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh, khi lợn đã bị bệnh thì chết 100%. Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt lợn sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, tồn tại trong thịt lợn đông lạnh đến 1000 ngày , vi rút bị chết ở 100 độ C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài dịch tả lợn.
- Bệnh không lây lan sang người
- Các hộ chăn nuôi lợn chủ yếu là nhỏ lẻ, rất khó áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học trong chăn nuôi.
- Việc vận chuyển lợn chủ yếu là nhỏ lẻ, rất khó áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học trong chăn nuôi.
- Do đợt mưa lũ kéo dài nên làm vi rút dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nguồn thức ăn cho lợn ăn.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cho bà con chưa cụ thể, chưa thường xuyên.
- Do ý thức của các hộ chăn nuôi còn hạn chế, như: nghĩ rằng bệnh không lây sang người nên rất chủ quan, lấy thức ăn thừa cho lợn ăn, đi xem cán bộ xử lý lợn chết, thăm lợn bệnh từ các hộ chăn nuôi khác. Vứt xác chết của lợn bị bệnh chết ra môi trường nước như sông, suối, kênh, rạch…, mua thịt lợn chưa qua kiểm dịch về ăn, lấy nước ao hồ, sông ngòi rửa chuồng, rửa rau cho lợn ăn,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút lây lan nhanh.
* Triệu chứng DTL CP
- Lợn sốt thân nhiệt cao hơn 400C, lợn không ăn, nôn mửa, ủ rũ, lười vận động, nằm chồng đống; có thể hôn mê.
- Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới ngực, bụng… có thể có màu đỏ, xanh tím.
- Lợn chết đột ngột; phủ tạng ( lách, thận, phổi, ruột…) tụ huyết, xuất huyết
* Các biện pháp phòng chống dịch bệnh:
- Mỗi người chăn nuôi lợn phải tự ý thức chịu trách nhiệm bảo vệ chính đàn lợn của gia đình mình, tránh tình trạng trông chờ ỷ lại vào nhà nước trong công tác phòng chống dịch.
- Người chăn nuôi, chủ trang trại phải thực hiện nghiêm túc 12 khuyến cáo của cơ quan chuyên môn về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đó là:
+ Tắm, sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi
+ Mặc quần áo, đồ bảo hộ riêng ở trong trang trại chăn nuôi
+ Xử lý, cách ly vật dụng vào chuồng trại chăn nuôi
+Có hố khử trùng, vôi bột trước khi vào chuồng trại, phòng bệnh để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi theo quy định;
+ Không mang thịt sống và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn vào khu vực chăn nuôi
+ Vệ sinh, sát trùng định kỳ 2 ngày/lần
+ Xuất chuồng, nhập đàn cùng vào, cùng ra
+ Xử lý nước thải, phân bằng hầm Biôgas, hoặc thu gom xử lý bằng vôi bột
+ Ngăn cách khu chăn nuôi riêng biệt với ngoài trại
+ Xử lý phương tiện ra vào, không cho xe chở lợn vào khu vực chăn nuôi trại, không để vật nuôi khác ra vào khu vực chăn nuôi, hạn chế người ra vào tham quan…
- Đề nghị các hộ buôn bán thịt lợn, các sản phẩn từ lợn phải thực hiện buôn bán kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn có nguồn gốc xuất phát từ vùng không có dịch và phải có giấy tờ kiểm dịch. Khi lợn nhập về và giết mổ, bán ra chợ phải báo cáo với chính quyền địa phương và trạm thú y để kiểm tra, kiểm dịch.
- Nếu xóm đã có dịch thì nghiêm cấm việc giết mổ, bày bán thịt và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn xóm trong thời gian công bố xóm có dịch. Tuyệt đối không được vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào xóm trong thời gian công bố dịch bệnh.
- Thực hiện nghiêm túc công tác tiêu hủy đối với lợn đã mắc dịch theo quy định, khi lợn có các biểu hiện sau các hộ phải báo cáo về cho xóm ( sốt cao. Tiêu chảy, khó thở, bỏ ăn, nằm li bì, da tím, đỏ chèn mắt…). Khi đàn lọn trong vùng có dịch bị chết không rõ nguyên nhân phải kịp thời tiêu hủy trong vòng 24 giờ
- Thực hiện tốt 5 không trong chăn nuôi thú y “ Không dấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bị bệnh, lợn chết; Không vứt xác lợn ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt”.
- Ban công tác măt trận, ban cán sự xóm và các tổ chức hội xóm tăng cường công tác giám sát, phát hiện dịch và kiểm soát việc lưu thông, giết mổ lợn trên địa bàn xóm đồng thời tổ chức chốt ngăn chặn, kiểm soát lợn, sản phẩm từ lợn ra vào xóm. Nếu hộ dân nào không thực hiện đúng theo qui định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
* Hành vi giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vât mang mầm bệnh thì bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo điểm a Khoản 7 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 về XPVPHC trong lĩnh vực thú y.
Đài truyền thanh Nghi Xuân, 10/11/2023